Ông Smatana Karol

Bài trả lời phỏng vấn thực hiện tại nhà ông Smatana Karol ở Považská Teplá huyện Považská Bystrica do thạc sĩ Nguyễn Việt thực hiện.

P.V: Thưa ông trước khi sang Việt Nam công tác ông làm gì, tại đâu?
K. Smatana: Tôi làm việc gần nhà ở liên hiệp các xí nghiệp vòng bi Považská Bystrica Slovakia, nơi tôi được theo học kỹ thuật cơ điện sau đó tôi theo đuổi nghiên cứu tiếp tại Bratílava, sau khi học xong quay lại nơi cũ lạm việc. Từ nhà máy tôi nhập ngũ, trong quân trường tôi không may bị tai nạn nằm mê man bất tỉnh 12 ngày đêm. Tiếp theo đó là các cuộc khám chữa bệnh kéo dài tại các cơ sở y tế với kết quả rủi ro “mất khả năng công tác”. Tôi tự nhủ trong thâm tâm „Mình phải tự làm gì đây để giải thoát cảnh ngộ này“ .

P.V: dực trên cơ sở nào, hay theo tiêu chuẩn gì cơ quan chứ năng chọn ông làm kỹ sư trưởng công trình, và công trình mang tính chất gì?
K. Smatana: Chính phủ Tiệp Khắc thời bấy giờ chỉ thị tương trợ vô sản, trong số đó có Việt Nam, bắt đầu đăng cai để người nào đi sang đó làm quen, theo dõi tình hình và thu lượm dữ liệu công trình, tham dự đàm phán đạt mua máy móc thiết bị từ Tiệp Khắc hay ở nơi khác. Để bản thiết kế hoàn tất, tránh sai lầm và thiếu sót. Trong đó có sự tham gia của cơ quan ngoại thương INVESTA Praha, họ chịu trách nhiệm đàm phán về buôn bán với phía Việt Nam. Sau khi mắc tai nạn tôi làm đốc công tại trường dạy nghề, tôi tham gia vào công việc đoàn thanh niên để chứng tỏ cho mọi người thấy tôi không thuộc hạng người như trong chuẩn đoán giám định y khoa, chứng tỏ rằng tôi làm việc được hết mình.
Bản thiết kế này nhằm mục đích xây dựng xí nghiệp sản xuất vòng bi xe đạp với công xuất 300 triệu viên/năm. Để phát triển sản xuất xe đạp phục vụ cho nhu cầu trong nước.

P.V: Ông đã nhiều lần đi Việt Nam, chúng ta thừa sức tưởng tượng một cách sống động cuộc chia tay đầu tiên với gia đình, nhưng dĩ nhiên sự biểu hiện cảm xúc ở mỗi cá thể đều khác nhau. Đối với „người hùng Karol“ thì lúc ấy thế nào ạ?
K. Smatana: Cái thứ nhất lúc ấy tôi vẫn phải chiến đấu với chuẩn đoán y khoa không lấy gì làm hài lòng lắm, bằng mọi cách tôi phải thoát khỏi cái đó để trở thành con người đàng hoàng đầy đủ tư cách, đấy mấy là vấn đề nóng bỏng nhất chứ không phải cuộc chia tay thời bấy giờ. Tôi thực sự lấy làm vui khi lần đầu tiên có được lời đánh giá mang tính tích cực từ phía cán bộ y khoa, đấy là động lực giúp tôi vượt lên phía trước chia tay với gia đình không có khó khăn lắm. Trên tổng hãng họ nhận tôi cử đi công tác ở một nơi xa lạ với muôn vàn khó khăn và thử thách.

P.V: Trên đường sang Việt Nam ông tận mắt làm quen châu Á lúc bấy giờ vẫn còn là hòn ngọc chưa hề biết đến với một người sinh ra tại miền quê Považie, cái gì đẵ làm cho ông ngạc nhiên nhất? hay có khi còn là cú sốc với ngài?
K. Smatana: Thật ra mà nói tôi không phải trong số những người coi thường bất kỳ ai bất kỳ nơi đâu trên trái đất này. Nhưng tôi vẫn thấy ngạc nhiên khi mọi người, các dân tộc sống trong ngèo nàn lạc hậu với sự phân chia chính trường không thỏa đáng, tôi không muốn nói về chính trị, đấy là đề tài hơi tế nhị. Nhưng theo tôi mỗi dân tộc chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình, họ phải tự phấn đấu tới phồn vinh. Tôi trúng thầu, bởi vậy tôi thấy chuyến đi đấy trách nhiệm, cũng có lẽ vì thế mà tôi ít thấy ngạc nhiên trước bất kể vấn đề gì. Investa Praha đã lên kế hoạch thiết kế công trình, trước đấy tôi đã có dịp làm quen và đã có sự chuẩn bị dài ngày bước vào môi trường mới lạ.

P.V: Khi đặt chân đến Việt Nam ngài sống và làm việc trong hoàn cảnh chiến tranh. Phía chủ nhà có bảo đảm được cho ngài những điều kiện tối thiểu về cuộc sống hay không? Khi những “người cha dân chủ“ từ bên kia bờ đại dương tăng cường ném bom hủy diệt miền Bắc, trong đó có Hà Nội ngài có bị thương tật dì không? Có bị bom rơi đạn lạc hay các vũ khí khác làm quen với cơ thể chăng?
K Smatana: Chiến trận diễn ra thật khốc liệt khi tôi sang thu lượm dữ liệu cho bản thiết kế và kiến thiết công trình lần đầu, hàng ngày máy bay liên tục công kích Hà Nội, cùng chuếyn đi với tôi có anh bạn đồng nghiệp giỏi 6 ngoại ngữ nên giúp tôi bớt gánh nạng ban đầu trong trao đổi với giới chuyên môn Việt Nam. Tôi đề xuất các số liệu kỹ thuật, đồng nhiệp dịch cho phía chủ nhà cho tới lúc kết luận bản thiết kế công trình. Hơn một tháng trời chúng tôi thu lượm đầy đủ dữ liệu để bắt đầu đưa vào thiết kế, trong khi đó giặc Mỹ tăng cường ném bom phá hoại, điều kiện cuộc sống tạm ổn so với những gì mà ngừơi dân bản địa có thi một trời một vực. Là kỹ sư trưởng cùng anh phiên dịch tôi cũng được phân một hố cá nhân như mọi người, những hầm trú ẩn được đào cho tất cả mọi người với kích thước giống nhau. Tôi hơi to cây nên khó xuống hầm, khi đã ở trong đó đứng không xong, ngồi không yên nên chỉ còn cách „khum khum cho vừa“ để còn đậy được nắp. Trong hầm ngột ngạt ẩm ướt khó chịu, nhất là sau những cơn mưa nhiệt đới phải ngâm mình trong H2O thật đã đời cho tới khi khuất bóng những „trò chơi của Mỹ“.
Tôi cũng chẳng thấy sợ hãi gì cho lắm, tôi nhắc nhở anh em còn lại phải làm sao cho xong công việc trong thời gian ấn định kể cả khi sô cô la Mỹ rơi ầm ầm từ bầu trời xanh thẳm, bọn tôi hay làm việc cả buổi đêm, nên hình như những viên bi của Mỹ tránh cả công trình, một khi đã phải làm thì bắt buộc phải xong. Có trời mà biết khi nào, từ hướng nào „Thần Sấm“ xuất hiện, vì thế mà những người dân Hà Nội đã quen với cảnh báo động để phải chạy tìm nơi trú ẩn gầ nhất.
Cũng may mà tôi không bị thương, có môt vài lần tôi thoát khỏi cửa tử thần. Như có phép mầu nhiệm khi một lần khó nhọc lắm mới qua được cầu phao sang bên kia sông Hồng, xe vừa đặt bắnh lên bờ thì cầu phao bị trúng đạn chìm ngay tại chỗ. Lần khác người lái xe quân đội chở tôi trên đường từ Hà Nội sang Đông Anh, tới ngang trạm biến thế thì lái xe kịp phát hiện máy bay trên đầu bằng phản xạ sinh tồn của người lính chiến anh ta quặt ngay chiếc Volga vào bụi cây trên cánh đồng, phía sau chúng tôi phát lên một tia chớp dữ dội tôi và người lái xe thoát nạn, nhưng trạm biên thế xấu số thì không.
Trên công trường bên Đông Anh như thường lệ cứ mỗi khi có báo động chúng tôi thường chạy ẩn náu vào những nơi nào an toàn nhất lúc tức thời, ngoài công trường tôi có môt hầm trú ẩn cá nhân mà thường lệ tôi hay chui vào tránh bom rơi đạn lạc, lần ấy trong khi máy bay công kích những người bạn đồng hành trú ở gần thấy nắp hố cá nhân của tôi bay lơ lửng trong không gian. Sau khi máy bay tiêm kích rút lui họ vội vã đi tìm tôi trong đống đất vụn, như thần sống người dính đầy bùn tôi lừng lững xuất hiện trong sự kinh hoàng của đồng đội, họ chỉ kịp thét lên „thằng Việt Nam của chúng ta sống rồi“, chính tôi cũng không giải thích nổi sao lần ấy tôi lại chạy ra cánh đồng gần đấy mà không xuống hầm trú ẩn. Những tình huống trên còn nhiều, nếu kể hết thì phải mất hàng tháng trời.

P.V: Ông đã nhiều lần tận mắt chứng kiến cái sống, cái chết của dân thường vô tội, trong thâm tâm ông về giá trị cuộc sống, đạo đức có gì thay đổi? Lúc ấy ông có khái niệm gì về nghĩa vụ hay quyền lợi?
K. Smatana: Anh hãy nhìn đây, kể cả bây giờ tôi vẫ đánh giá vấn đề như sau: chiến tranh không đem lại lợi ích gì, là mưu đồ của kẻ cắp, những kẻ buôn bán mạng sống và đưa đẩy con người vào cõi chết. tôi căm thù chiến tranh, cũng như những hình thứ đàn áp khác. Tôi thấy dân tộc nọ thật đau thương tang tóc một cách vô nghĩa, bởi vậy không còn cách nào khác là sang giúp họ kể cả khi phải hy sinh tính mạng của chính mình.
Sau bao lần công kích tôi không hề sứt mẻ, do vậy có thể sẽ may mắn cả lần sau nên tôi lại tiêp tục xin đấu thầu nhận tiếp công trình do KOVOPROJEKTA Bratílava đăng cai, trong số 3, 4 giám đốc tôi liên tục được tín nhiệm và lại sang Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ trợ lý cho từng hạng mục công trình, một là thu thập dữ liệu đôi khi cả thiết kế lẫn thi công từng giai đoạn.

P.V: Trong từng tiến trình xây dựng vì thiếu các phương tiện kỹ thuật ông phải dùng những gì có trong tầm tay. Sự cộng tác với giới chuyên môn chủ nhà hồi ấy ra sao? Ông kiếm đâu ra ngần ấy sáng kiến trong xây dựng công trình?
K. Smatana: Quả thật hồi ấy Việt Nam chưa phát triển một tý gì về công nghiệp chính xác, chỉ có một vài phân xưởng lẻ tẻ, vì vậy đích thực một điều là phải kiến thiết xây dựng. KOVOPROJEKTA đề xuất một bản thiết kế rất bổ ích và có giá trị. Một điều không may mà tôi phải đấu tranh và trả giá ngay tại Hà Nội, trước khi giao nhận đồ án họ chẳng nói với ai và cũng chẳng nói với tôi rằng đấy là công trình thử nghiệm đầu tiên. Thông tin này lòi ra ánh sáng tận khi tôi khóa sổ bản thiêt kế khu chế xuất, tôi đành phải đánh giá lại toàn bộ các bước thi công, tôi giơ cao ngón tay trỏ và tự mình giám sát tiến trình thi công. Tận trên công trường tôi phải sửa đổi hàng loạt hạng mục của bản thiết kế từ Tiệp Khắc không một lời phụ đạo với giớ chuyên môn. Hàng loạt các vấn đề kỹ thuật của bản thiết kế thí nghiệm nảy sinh tại chỗ, cần phải có ngay một căn phòng làm việc tại Hà Nội và phía chủ nhà đã cấp cho tôi văn phòng tại số 55 Hàng Bông. Trong văn phòng tôi rở ngay bản thiết kế và phụ đạo với giới chuyên môn Việt Nam để khắc phục từng bước những khó khăn tức thời.
Còn ngoài công trường tại hiện trường chúng tôi kịp thời khắc phục ngay những vấn đề xẩy ra. Tất cả đều phải làm kiểu thủ công nghiệp không có máy móc, bê tông hay panel đều phải trộn ngay trên nền đất, những công nhân khá vất vả vì cả đời chưa bao giờ trộn khối bê tông lớn như vậy. Tôi yêu cầu phải trộn thật kỹ, chọn vật liệu thích hợp, không được lẫn bùn để khỏi ảnh hưởng tới độ cứng công trình. Tôi có nhờ cậu con trai gửi cho mấy quyển sách, trong đó có tiêu chuẩn Tiệp Khắc, môn tĩnh học mà tôi nghiên cứu tại công trường. Nhà thiết kế yêu cầu tôi phải kiểm tra tất cả bằng tia rơn gen, song lấy đâu ra máy móc ấy giữa nơi chiến trường giờ? Tôi nhờ ủy ban hành chính giới thiệu với trường đại học địa phương, xong kể cả họ cũng chẳng có máy móc hiện đại thế. Bất đắc dĩ tôi đành phải nhờ họ tuyển cho hai sinh viên xây dựng loaị giỏi để giúp tôi trong các công việc thủ tục hành chính. Nhờ có họ mà tôi đỡ phải chạy đi chạy lại, ngoài ra các cậu sinh viên còn cung cấp cho tôi nhiều thông tin cần thiết khác, họ giúp tôi tới lúc khánh thành công trình.
Tôi tin ở đồng đội của mình, nhưng chẳng có gì để trắc nghiệm độ cứng do vậy chỉ còn mỗi cách là cho thêm rầm chịu lực vào bản thiết kế và khi thi công. Vì vậy tôi hoàn toàn tin tưởng một khi đơn vị thiết kế làm tốt thì tôi chỉ có thi công bảo đảm hơn mà thôi.
Bắt nguồn từ thực tế, trong điều kiện xây dựng và từ sách vở cho thấy có thể điều tra tĩnh học, tôi tăng cường độ cứng tiết diện tới mức tối đa để đạt sức tải cao nhất. Ví dụ trong bản thiết kế có 4 rầm thì lúc thi công tôi cho 5, bằng phương pháp này thi công tới khi khánh thành tổng công trình mới thôi. Thử nghiệm bằng cách tính trọng lượng của những viên gạch rồi đo sức tải của tấm panel, cuối cùng rồi cũng đo được, chúng tôi lấy làm vô cùng phấn khởi trước thành công này.

P.V: Đã có những lần ông xuýt làm bạn với tử thần, lúc bấy giờ ông có ý nghĩ gì để thay đổi cuộc sống của mình, hay ta rời chốn bom rơi đạn lạc? Bởi đấy là sự lựa chọn tự do của cá nhân ông.
K. Smatana: Không, tôi sinh ra và lớn lên trong điều kiện khiêm nhường có thể nói là đói khổ, bởi vậy tôi rất hiểu dân tộc Việt Nam. Lúc ấy tôi tự nhủ: “thật là xấu hổ khi ta bỏ đi bây giờ” công trình này phục vụ cho con ngườI, và chính tôi có thể giúp họ có môt cuộc sống tươi đẹp hơn.
Tôi xác định từ trước khi rời khỏi quê hương, lần này ra đi vào cõi không an toàn, nhưng bất an tới mức độ nào thì chính tôi cũng không rõ, trước đó chẳng ai cảnh báo tôi cái nguy hiểm ở Việt Nam khi ấy ra sao, sang tận nơi mới được đối mặt với hiểm ngèo. Khi sang tới công trường tôi tự xác định trách nhiệm với chính bản thân, xung quanh mình còn bao chuyên gia khác xây dựng với tiến độ chậm hơn chúng tôi nhiều. Cũng vì thế tôi không bỏ rơi công trình để về quê được.
Tôi có yêu cầu cộng tác với chủ tịch uỷ ban hành chính và ông ta luôn đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra, đôi khi còn ra lệnh cho nhân viên đáp ứng nhu cầu của tôi khi ông ta vắng mặt. Có những lần đi cùng tôi sang tận biên giới Việt-Trung lấy vật liệu, một con người hăng say công việc, một trái tim hữu nghị, một con người toát ra cái duyên dáng bất thường. Những kỷ niệm thật đẹp, trong thời chiến nguyên vật liệu phải cất giấu rải rác cả ngoài cánh đồng để hạn chế tối thiểu mức phá hoại của bom đạn quân thù, thường chúng tôi phải lượm lặt từng phần chắp vá xây dựng công trình. Một sự cộng tác tuyệt hảo, chẳng có lý do gì mà đi cả.

P.V: Ông làm gì khi rảnh rỗi? Mà trong cường độ lao động như vậy thì thời gian nhàn hạ còn đáng là bao?
K. Smatana: Tôi phải công nhận môt điều là cuộc sông có vất vả, song chảng biết làm sao cả. Tôi đến công trường va rời công trường về Hà Nội đều vào lúc trời tối, một là tránh sự công kích của máy bay, hai là vào giờ cao điểm khó qua được cầu phao. Tôi được phân cho một chiếc xe cùng người lái, sáng sớm đi làm từ Kim Liên sang Đông Anh, chiều tối chiếu phim cho mọi người ngoài công trường xem, máy chiếu tôi mượn ở đại sứ quán, ngài đại sứ Kubát cung cấp cho cả những bộ phim mà đại sứ có sẵn trong cơ quan. Cứ chiều đến công trường lại đầy khán giả, tôi nhắc nhở cho anh em không thu vé của bà con, vì phim và máy chiếu tôi mượn không mất tiền. Tôi cảm thấy sự đồng cảnh, tôi muốn làm cho cuôc sống mọi người dễ chịu hơn, cả công trường thành rạp chiếu bóng, mọi người đều hân hoan phấn khởi. Tôi thường chiếu phim vào buổi tối, xong việc về tới cư xá thường trước lúc sang canh.

P.V: Ông đã từng nếm trải chiến tranh cùng dân tộc Việt Nam, sau đó cùng họ hửơng thụ hòa bình. Ông có cảm nhận gì về đất nước này, mỗi khi đêm về ông cùng họ đặt lưng cất giấc ngủ ngon, sáng dến cùng chào đón bình minh, qua ngày ăn nhưng gì sẵn có trong thiên nhiên và cùng đưa mình vào hầm trú ẩn trước bom rơi đạn lạc quân thù?
K. Smatana: Anh nhìn xem, lại một lần nữa tôi muốn nói từ xưa tới nay tôi đều sống với mọi người. Tôi chưa bao giờ nói với ai rằng tôi muốn này muốn nọ, họ chuẩn bị gì tôi dùng nấy mặc dù tôi có thể đòi hỏi nhiều hơn. Dân tộc Việt Nam ăn gì tôi dùng nấy, mặc dù đôi khi các món ăn rất cay. Từ đó tôi chiếm được tình cảm của họ, tôi cảm nhận vậy và đôi khi còn ngủ lại ngay công trường trong túp lều con. Sau đó những đồng nghiệp Việt Nam xây cho tôi một căn phòng tạm bợ trên hiện trường để tôi hoạt động tại chổ một cách không dán đoạn dựa thoe tiến độ thi công.
Mỗi khi có chút thời gian tôi nghiên cứu thêm lịch sử Vịêt Nam, mấy cậu thông ngôn dịch cho tôi những chương cơ bản để tôi có môt cái nhìn nhận phổ thông hơn. Những cuốn sử học đó tôi còn giữ tận bây giờ, tôi đánh giá dân tôc Việt Nam là môt dân tộc có khả năng, chính nghĩa, rất giỏi đặc biệt là trong giáo dục, khoa học kỹ thuật và đào tạo. Việt Nam là một dân tộc kiên cường, không chịu khuất phục trước bất cứ ai, bất cứ cái gì. Tôi tin tưởng vào tương lai của họ.

P.V: Gần như cả tuổi thanh xuân ông đã cống hiến cho nhiệm vụ tại Việt Nam, ắt hẳn ông sẽ có nhiều bạn hữu. Bây giờ ông còn giữ quan hệ với ai không? Ông có theo dõi hay tìm hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam không ạ?
K. Smatana: Tôi vẫn không ngừng theo dõi tình hình Việt Nam, và chẳng có gì là sự thật như trước kia người ta đánh giá thấp về họ, bây giờ mới thấy sáng tỏ vấn đề, ngược lại dân tộc Việt Nam biết người dân họ cần gì, sẽ đi đến đâu để đạt được phồn vinh hết thẳy.
Hiện nay tôi hầu như chẳng còn mối quan hệ với ai ở Việt Nam, một số đã sang thế giới bên kia hay thay đổi chỗ đứng trong cuộc sống. Trừ những người bạn Việt Nam tôi còn có nhiều mối quan hệ với Trung Hoa, Pháp và v.v. Thỉnh thoảng ngồi buồn rở xem album ôn lại kỷ niệm xưa nhớ những đồng nghiệp trong tấm hình nho nhỏ.

P.V: Sau cuộc cách mạng nhung tháng 11 năm 1989 tại Slôvakia cũng như một số nước đông Âu cũ có sự thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong bản thân ông có gì khác trước về cuộc sống, quan điểm, công giáo? Đại đa số những người Việt Nam khi xưa lao động hay học tập tại Slôvakia giờ đây kinh doanh. Theo ông thì những việc họ làm có ổn thỏa không ạ?
K. Smatana: Cả vấn đè này tôi cũng nói được bấy nhiêu: Khi còn ở Hà Nội lúc có thời gian tôi thường tới chùa niệm phật vì tôn giáo này làm tôi say mê. Tôi đã vào đạo Phật, song tôi không phải là kẻ cuồng tín công giáo, tôi không tin vào thần thánh nào mà chỉ tin ở cuộc sống, nói một cách khác kể cả trong vấn đề này tôi cũng luôn tỉnh táo, có một triết lý nhất định lấy ra từ đạo Phật. Chẳng có gì dễ dàng thay đổi trong tôi ngay được, tôi đã từng đến chùa Hương iểm nhập năng lượng, và cũng ở đó tôi đã từng tranh cãi về quan điểm với những tín đồ khác.
Những việc mà công dân Việt nam làm đều là ổn thỏa, rõ ràng là chế độ chính trị có thay đổi, những công dân Việt Nam ở lại đây đều phải bước theo thể chế đó, thể chế mà trong đó có họ. Chẳng có ai lại ngoan đạo đến mức mà mang đến miệng cho không họ những gì cần thiết. Họ phải tự nuôi sống gia đình mình, bảo đảm và tạo điều kiện cho cuộc sống chẳng có sự giúp đỡ của người thân. Tôi thừa sức tưởng tượng cái vất vả của cuộc sống trong môi trường lạ, bắt đầu từ hai bàn tay trắng phi công cụ. Mọi người trong ta đều muốn có một cuộc sống tươi đẹp hơn, nuôi dạy trẻ em tốt hơn, tôi chẳng ghét ai vì kinh doanh là vất vả, ngay con cái trong gia đình tôi cũng vậy họ phải thức khuya dậy sớm để đạt được mục đích của mình.
Muốn tin gì thì tin, làm gì thì làm, hãy giúp đỡ khi có điều kiện va đừng làm ảnh hưởng tới người khác.

P.V: Ca sĩ Meki žbirka trong ca khúc của mình có hát „cuối hẻm phố có bóng hình tình duyên của chúng ta“. Thế ở cuối đường Hàng Bông có bóng hình nào hay chờ đợi ông khi xưa?
K. Smatana: Tôi chưa bao giờ vượt qua chuẩn mực xã hội trong môi trường nhất định, cơ hội thì dĩ nhiên là có nhiều nhưng khi ấy tôi đã có vợ con ở nhà. Cũng khó khăn thật, nhưng tôi đều vượt qua một cách rất thể thao, vả lại tôi không muốn thành kẻ lừa đảo.

P.V: Thấm thoắt đã mấy chục năm kể từ khi ông rời khỏi Việt Nam, những kỷ niệm gì để lại trong ông từ đất nước nọ?
K. Smatana: Điều đầu tiên ngày ngày tôi nhớ tới tất cả những ai đã đóng góp kiến thiết công trình, ước gì có người nào báo cho tôi những nhà xưởng, xí nghiệp mà khi xưa tôi từng thiết kế, thi công và đưa vào hoạt động giờ đây ra sao?
Khi làm cán bộ cơ quan ngoại tôi còn giúp họ khắc phục khó khăn trong sản xuất, kiếm phụ tùng thay thế. Tự bản thân tôi thấy tò mò khi đã trở về quê hương với công trình thí điểm, tĩnh học và sức bền mà tôi phải cải tiến trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn giờ còn tồn tại chăng? Tôi luôn nghĩ tới những cộng tác viên, tới những đồng đội đã từng chia nhau từ giọt nước hiếm hoi cho tới khi tôi quyết định khoan giếng sâu 80m lấy nước sạch cho dân. Tôi có được biết đấy là nguồn nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh đầu tiên ở Hà Nội, để khảng định tôi đã gửi mẫu về Tiệp khắc xác minh, tôi là người uống ngụm nước đầu tiên tại chỗ chứng tỏ đó là nguồn nước sạch.
Sau khi rời khỏi công trình tôi có nhắc nhở đồng nghiệp Vịêt Nam mở rộng sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật, không có cách nào khác và cũng không có gì bằng phát triển khoa học kỹ thuật. Mỗi khi có ai nhắc, nhìn đến những công trình đều giác ngộ và ghi nhớ công lao của tôi từ lúc thiết kế, xây dựng tới khi đi vào sản xuất. Hơn nữa tôi còn đề nghị mở rộng sản xuất thêm vòng bi ngoài viên bi.

P.V: Nếu có điều kiện sang được Việt Nam ông sẽ đến nơi đâu đầu tiên?
K. Smatana: Ngay ngày hôm nay, kể cả bây giờ không cần thay quần áo. Tôi là con người sãn sàng từ cuộc chiến tranh Việt Nam, hành động tức thời, mọi vấn đề đều có thể giải quyết ngay được.
Tôi tự nhủ: „ước gì có ai lại cử ta sang để thấy được một mớ công việc và khoảnh khắc tuổi thanh xuân của mình“ . Thật vậy bất cứ khi nào tôi cũng muốn sang thăm lại việt Nam với lòng nhiệt huyết, hăng say. Thậy là tuyệt diệu và chẳng còn gì hơn tới cuối đời mình.
Có ai mà biết liệu chủ tịch Trần Vĩ còn sống hay không? Thời gian dòng thời gian, cuôc sống cứ trôi đi, tôi gửi lời chào tất cả, chúc dân tộc Việt Nam phồn vinh.

Thưa ngài tôi xin cám ơn, với danh nghĩa cộng đồng Việt Nam tại Slôvakia chúc ngài luôn mạnh khỏe, nhiều thành tích và tiếp tục ủng hộ chúng tôi.

Th.s Nguyễn Việt